Tienphong

Tại tòa án Washington DC, John Giannandrea, Phó chủ tịch cấp cao của Apple, tiết lộ công ty từng có lịch vcs

【lịch vcs】Apple từng định mua Bing để đấu với Google

Tại tòa án Washington DC,ừngđịnhmuaBingđểđấuvớlịch vcs John Giannandrea, Phó chủ tịch cấp cao của Apple, tiết lộ công ty từng có ý định lấn sân sang mảng tìm kiếm thay vì đặt Google làm công cụ mặc định. Đây là một phần nội dung xét xử kín Google về hành vi độc quyền, diễn ra ngày 22/9 nhưng mới được công bố tuần này.

Logo Apple, Bing và Google. Ảnh: Gearrice

Logo Apple, Bing và Google. Ảnh: Gearrice

Việc mở niêm phong bản ghi và công bố nội dung phiên tòa giữa Bộ Tư pháp Mỹ và Google được thực hiện sau khi thẩm phán Amit Mehta đã "đọc kỹ từng dòng". Apple và Google yêu cầu giữ kín lời khai, nhưng Mehta cho rằng trừ các bí mật thương mại, những thứ khác cần được công khai.

Giannandrea ra làm chứng trong 10 phút trước khi phiên tòa kết thúc. Ông cho biết Apple đã cân nhắc kỹ về việc liệu họ có thể cạnh tranh với Google bằng cách tung ra công cụ tìm kiếm riêng hay không. "Ban đầu, Apple loại bỏ một số kết quả tìm kiếm của Google trên Safari và thay bằng tính năng Safari đề xuất", ông nói. "Cách này, theo tôi nghĩ, là chúng tôi đang ăn miếng táo đầu tiên".

Tiếp đó, năm 2018, đại diện Apple gặp Microsoft để thảo luận về khả năng mua lại Bing. Cuộc đàm phán được "tổ chức chặt chẽ", đưa ra hàng loạt đề xuất nên mua đứt hay lập liên doanh. Tuy nhiên, mọi thứ đi vào ngõ cụt sau khi CEO Tim Cook quyết định dừng lại.

Bên cạnh Bing, Apple cũng liên hệ với DuckDuckGo, một dịch vụ tìm kiếm đề cao quyền riêng tư, để thay thế Google. Thông tin này được Gabriel Weinberg, CEO DuckDuckGo, khai tại tòa.

DuckDuckGo, Apple và Google chưa đưa ra bình luận.

Theo các công tố viên Mỹ, Google đang nắm 90% thị phần tìm kiếm trực tuyến. Ưu thế đó có được một phần nhờ hãng bắt tay với Apple trong thương vụ đã kéo dài 18 năm. Mỗi năm, Apple được trả tới 19 tỷ USD để hiển thị mặc định công cụ tìm kiếm của Google trên iPhone, MacBook và các sản phẩm khác của mình. Hai bên cố gắng giữ bí mật trước công chúng và chỉ nhắc tới thỏa thuận trong các kênh liên lạc nội bộ.

Theo Washington Post, việc độc quyền không bất hợp pháp, nhưng lạm dụng ưu thế độc quyền nhằm dập tắt sự cạnh tranh là vi phạm pháp luật. Các công tố viên đang tìm cách chứng minh Google dùng thế độc quyền để gây sức ép lên Apple khi ký thỏa thuận.

Bộ Tư pháp Mỹ có thời gian đến giữa tháng 10 để tìm kiếm bằng chứng và trình bày quan điểm trước tòa. Các công ty sẽ cung cấp lời khai đến hết tháng 11. Sau đó, hai bên sẽ gửi lập luận và đề xuất của mình lên thẩm phán.

Bảo Lâm(theo Washington Post)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap